Xử lý thừa dinh dưỡng trong đất do bón phân quá liều

Trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc cây sinh trưởng, phát triển thì việc bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho chúng là không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu bạn lỡ tay bón phân quá liều cũng sẽ gây ra tình trạng thừa phân và cây sẽ bị ngộ độc, thậm chí là chết nếu không xử lý kịp thời. Vậy làm thế nào để xử lý thừa dinh dưỡng trong đất hiệu quả và cách bón phân cho cây như thế nào là hợp lý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu của việc cây bị thừa phân bón, chất dinh dưỡng

Dưới đây là một số dấu hiệu khi cây bị bón thừa chất dinh dưỡng, bón phân quá liều. Các bạn tham khảo thêm để nhận biết việc cây bị thừa phân và có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời nhé!

  • Phần rễ bị khô khốc hay hư thối: Thông thường, khi bón phân quá liều thì rễ cây sẽ là bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp. Do vậy, khi bạn bón phân quá nhiều sẽ khiến cho rễ cây trở nên thối nhũn hoặc bị khô khốc.
  • Phần đầu lá bị cháy: Rễ cây bị ức chế, không thể hấp thu cả nước lẫn phân bón khi chúng ta bón phân quá liều. Như vậy, phân bón sẽ tích tụ lại trong đáy chậu hay giá thể và tạo thành muối. Lúc này sẽ khiến tình trạng cây mất nước càng nghiêm trọng hơn và dẫn tới lá bị thiếu nước, phần đầu lá bị cháy xém.
  • Phần lá bị nhăn quéo, cong: Bình thường thì lá cây sẽ rất thắng, cứng cáp. Tuy nhiên khi bị bón phân quá liều, lá cây sẽ trở nên mềm, cong và nhăn quéo.

Các loại ngộ độc chất dinh dưỡng, thừa phân bón

Hiện nay, có 3 loại ngộ độc chất dinh dưỡng, thừa phân bón phổ biến. Các bạn cần quan sát để nhận biết khi cây gặp những trường hợp sau đây và có cách xử lý kịp thời:

Bị cháy phân: Trường hợp bị cháy phân là tình trạng ngộ độc cục bộ do lượng phân bón không được phân tán đều. Nó là một dạng ngộ độc cấp tính, trực tiếp lên một bộ phận nào đó của cây (thông thường là rễ hoặc lá). Ví dụ cụ thể như:

  • Tình trạng cháy lá: Khi bạn sử dụng các loại phân bón lá nhưng không hòa tan theo hướng dẫn sử dụng làm cho dung dịch bón lá có nồng độ cao. Hoặc những lá gần gốc sẽ tiếp xúc trực tiếp với phân bón khi chúng ta bón phân cho gốc. Như vậy sẽ dễ dẫn tới tình trạng lá bị ngộ độc cháy phân, cháy sém lá, khô và lá ngả màu vàng nâu.
  • Tình trạng cháy rễ: Khi đất bị ngập úng thì phần rễ non có xu hướng phát triển trên mặt đây để lấy oxi. Tới khi nước rút hết, rễ cây chưa kịp chuyển mình xuống mặt đất mà bà con bón phân dạng rắn hay rải ngay sẽ khiến phần rễ non bị cháy phân. Tình trạng này thường rất dễ nhận biết khi cây tươi tỉnh vào xế chiều nhưng lại héo rũ vào buổi trưa.

Mất cân bằng chất dinh dưỡng: Phân đạm, lân, kali (NPK) là những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên, khi thừa một trong những chất dinh dưỡng này sẽ gây ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Dưới đây là một số thông tin cụ thể khi cây trồng thiếu chất dinh dưỡng khác, đồng thời đó cũng có thể là dấu hiệu thừa phân NPK.

  • Cây sẽ bị ức chế hấp thu magie, canxi khi bị ngộ độc kali (Tức cây đang bị thừa kali và có biểu hiện thiếu canxi, magie).
  • Cây bị ngộ độc lân sẽ gây ra tình trạng thiếu sắt và kẽm.
  • Cây bị thừa urê sẽ gây ức chế hấp thu kẽm trên cây trồng.

Ngộ độc thực sự (cấp tính): Đây là trường hợp mà bà con bón phân quá nhiều so với nhu cầu cũng như ngưỡng chịu đựng của cây. Ví dụ như, lá cây sẽ bị rũ xuống, ngả màu vàng hoặc nâu nếu bón quá nhiều phân đạm. Bên cạnh đó, phần chóp/ bìa lá xuất hiện những đốm đen hoặc cây chậm phát triển; thân cao, yếu; phần lá có màu xanh đậm bất thường, chóp lá cong xuống cũng là biểu hiện của ngộ độc phân cấp tính.

Hướng dẫn cách xử lý thừa dinh dưỡng trong đất trồng

Khi bà con phát hiện ra tình trạng thừa chất dinh dưỡng trong đất trồng thì cần phải có những biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Đồng thời, bà con cần ngừng ngay việc bón phân và sau đó sử dụng nước để rửa trôi bớt phân có trong đất trồng. Đối với cây trồng trên cạn thì việc tưới nước làm phân loãng ra và đi xuống những tầng đất dưới là rất cần thiết. Còn với cây sinh trưởng, phát triển dưới nước thì giải pháp ngay lúc này là thay nước.

Xử lý khi đất bị thừa dinh dưỡng nhẹ, có khả năng phục hồi

Để xử lý đất trồng bị thường dinh dưỡng mức độ nhẹ, có khả năng phục hồi thì bạn có thể sử dụng chế phẩm hóa học. Mốt số loại có khả năng giải độc, chống sốc hiệu quả và nên sử dụng liên tục 2-3 lần và mỗi lần cách nhau chừng 2-3 ngày.

Bên cạnh đó, nếu đất trồng cây bị ngộ độc bởi vi lượng thì bà con có thể sử dụng thêm lân, vôi sẽ giúp tăng độ pH đất. Và khi pH tăng thì sẽ làm giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng. Tuy nhiên, đối với vi lượng như Clo, Molipden sẽ bị phản tác dụng khi chúng ta tăng độ pH. Lúc này sẽ khiến cây bị ngộ độc nặng hơn bởi trong môi trường kiềm hay pH tăng thì vi lượng này càng hoạt động mạnh hơn.

Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng phân hữu cơ, chúng sẽ giúp làm giảm tác dụng độc do việc dư thừa phân bón gây ra. Bởi phân hữu cơ có tác dụng làm cho hệ đệm hoạt động hiệu quả hơn.

Cách xử lý khi đất bị ngộ độc dinh dưỡng nặng, khó phục hồi

Trường hợp cây bị ngộ độc quá nặng, đất trồng khó có thể phục hồi thì lúc này bà con đành phải nhổ bỏ cây và trồng lại. Trước khi trồng lại cây thì bà con cần trộn thêm với đất mới để có thể trung hòa lại lượng phân bón. Khi trồng cây lại thì bà con cần phải đặc biệt quan tâm tới liều lượng bón thúc phân để không tái lại trình trạng thừa dinh dưỡng.

Hướng dẫn bón phân cho cây trồng đúng cách

Nếu chúng ta bón quá ít phân thì cây sẽ còi cọc, chậm phát triển còn bón quá nhiều sẽ khiến cây bị chết. Vậy khi bón phân cho cây trồng, bà con cần nắm chắc những nguyên tắc sau đây:

Bón đúng loại phân: Tùy vào mỗi loại cây, cây cần chất dinh dưỡng gì thì chúng ta bón đúng loại phân cung cấp chất đó cho cây. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm tới điểm của đất để bón loại phân phù hợp. Ví dụ như đất chua thì không nên bón phân có tính axit, đất kiềm thì không bón  phân có tính kiềm.

Bón phân đúng thời điểm: Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, mùa vụ mà nhu cầu về chất dinh dưỡng trên cây sẽ thay đổi. Bạn cần tìm hiểu kỹ và bón phân đúng lúc cho cây thì mới phát huy được tác dụng.

Bón phân đúng cách: Có rất nhiều cách bón phân khác nhau như hòa phân vào nước phun lên lá; bón phân theo hố, rãnh; bón phân kết hợp tưới nước, bón rải trên mặt đất… Tùy vào từng loại phân mà bạn bón phân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất đề ra.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Good Hoa Kỳ về những dấu hiệu khi bón phân quá liều cũng như cách xử lý thừa dinh dưỡng trong đất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con có những giải pháp bón phân hợp lý cho cây trồng tránh dư thừa, ngộ độc phân bón và mang tới những mùa vụ năng suất.

  Phân bón Good Hoa Kỳ – Từ thấu hiểu đến hành động – Kiến tạo giá trị nông nghiệp cùng Nhà Nông!

 Nếu còn lo lắng bất kỳ điều gì về việc chọn phân cây trồng, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua các phương thức sau đây để được tư vấn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Lô 101A, Đường số 1, KCN Thái Hòa, X. Đức Lập Hạ, H. Đức Hòa, T. Long An
  • Hotline: 0986 834 111
  • Email: info@goodhoaky.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/GOOD.HOAKY.JSC

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *