Kỹ thuật làm đất để trồng lúa đạt hiệu quả (sạ lúa – cấy lúa)

Việc làm đất cần tiến hành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật mới giúp quá trình sạ lúa, cấy lúa đạt hiệu quả cao, trong thời gian ngắn nhất. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật làm đất trồng lúa, sạ lúa tiêu chuẩn qua bài viết dưới đây để áp dụng trên ruộng chuẩn xác.

Vệ sinh sạch sẽ ruộng

Vệ sinh là bước đầu tiên cần hoàn thành. Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, vệ sinh đúng cách giúp quá trình hoàn thành sớm và hiệu quả cao.

Chuẩn bị dụng cụ

  • Liềm: Dụng cụ này được sử dụng để cắt cỏ bò, cắt gốc rạ, hay cỏ trên ruộng sạch sẽ một cách dễ dàng nhất.
  • Dao: Được sử dung để chặt cỏ trên ruộng, xung quanh bờ mà liềm không thể xử lý triệt để được.
  • Phảng: Đấy là dụng cụ được dùng để phảng cỏ, những cây rạ dưới ruộng rất hiệu quả.
  • Xẻng: Có nhiệm vụ giúp bà con chấn cỏ ở vị trí xung quanh bờ ruộng được quy hoạch để trồng lúa.
  • Cuốc: Cuốc cỏ xung quanh bờ ruộng, hay cuốc cỏ dưới ruộng trong quá trình vệ sinh.
  • Cào: Sử dụng để cào rơm rạ, cỏ, hay tàn dư thực vật trên ruộng sau khi quá trình cắt, phẳng, hoặc chặt đã xong xuôi.
  • Máy cắt cỏ: Giúp nâng cao hiệu quả công việc, đảm bảo giúp việc làm sạch cỏ trên ruộng trồng lúa nhanh chóng hơn.

Tiến hành vệ sinh ruộng đồng

Cắt bỏ cây rạ trong ruộng trồng

Sau khi đã hoàn thành việc thu hoạch mùa vụ trước thì lúc này việc cắt bỏ cây rạ, gốc rạ trên ruộng trồng cần thực hiện. Có nhiều cách khác nhau mà bà con có thể áp dụng là:

  • Sử dụng liềm để cắt loại bỏ gốc rạ trên ruộng.
  • Sử dụng máy cắt cỏ giúp cắt gốc rạ nhanh chóng hơn.

Làm sạch cỏ trong ruộng

Khi gốc rạ đã được cắt hoàn toàn lúc này việc tiếp theo chúng ta cần làm là làm sạch cỏ trên mặt ruộng. Bà con có thể dùng liềm cắt hay dao chặt tùy thuộc vào từng loại cỏ cụ thể. Cần làm sạch sẽ có còn tồn tại để mùa vụ sau bắt đầu trong điều kiện tốt nhất.

Dọn dẹp cỏ ở bờ ruộng

Việc dọn dẹp cỏ ở khu vực bờ ruộng cần sử dụng nhiều dụng cụ, một cách thích hợp nhất. Cụ thể chính là:

  • Dùng liềm để cắt bỏ cỏ xung quanh khu vực bờ ruộng.
  • Đối với những cỏ cứng, thân lớn dùng dao chặt loại bỏ.
  • Sử dụng cuốc để cuốc bỏ cỏ, loại bỏ cả gốc cây hiệu quả.
  • Sử dụng xẻng để chấn cỏ tại khu vực quanh mương nước nhỏ ở ruộng.
  • Sử dụng phảng nhằm mục đích phảng toàn bộ cỏ còn xung quanh bờ ruộng.
  • Tại vị trí bờ lớn bà con nên ưu tiên sử dụng máy cắt cỏ để làm sạch sẽ, loại bỏ mầm bệnh.

Dọn sạch tàn dư còn trong ruộng

Quá tình làm cỏ sau khi hoàn thành lúc này bà con sử dụng cào để gom toàn bộ cỏ, tàn dư thực vật,… trong khu vực ruộng. Tàn dư được gom lại lên bờ, tiến hành tiêu hủy hoàn toàn ngay lập tức.

Làm đất ruộng sạ lúa

Kỹ thuật làm đất cho ruộng sạ lúa, cấy lúa cần tiến hành qua nhiều bước. Cụ thể các bước cơ bản mà bà con cần hoàn thành chính là:

Bẩy ải

Bước đầu tiên cần làm chính là bẩy ai. Sử dụng cái mai, hay còn được gọi ở một số vùng miền lá cái móng thực hiện việc bẩy đất. Đất ruộng khi đã được bẩy lên tiến hành phơi khô để ải đất.

Quá trình bẩy đất yêu cầu cần thực hiện đúng kỹ thuật mới đạt được năng suất. Chúng ta sử dụng hai tay cầm chắc lấy cán mai, sử dụng lực của toàn cơ thể, sau đó dùn chân thuận để nhấn sâu lưỡi mài xuống đất, tiến hành bẩy lên thật mạnh.

Cuốc đất

Thông thường, việc cuốc đất được áp dụng trên diện tích ruộng trồng nhỏ, với người nông nhàn. Khi tiến hành cuốc đất bà con cầm cuốc bằng hai tay, giơ cuốn lên trên cao sau đó bổ thật mạnh xuống mặt đất. Lúc này, đát sẽ có thể lật lên từng cục, kéo về hướng của người cuốc.

Cày đất

Với công đoạn cày đất có nhiều phương pháp khác nhau để áp dụng. Trong đó, một vài cách cơ bản được áp dụng phổ biến hiện nay chính là:

Cày đất bằng trâu

Sử dụng sức kéo của trâu, bò để cày đất, sau đó phơi cho đất khô. Quá trình này chính là cày ải được thực hiện trước khi cày ruộng để gieo sạ, cấy lúa. Yêu cầu đất ruộng phải khô ráo, độ ẩm khoảng 50 – 60% đủ độ mềm cần thiết để việc cày đất được tiến hành nhanh chóng.

Đối với cày đầm yêu cầu ruộng phải có nước. Lúc này, bà con sử dụng sức kéo của trâu, hoặc bò để cày đất và tiếp tục ngâm trong nước cho đất mềm ra.

Cày đất bằng máy

Với bộ lưỡi bằng kim loại, với thiết bị có gắng động cơ thì việc điều khiển giúp quá trình cày đất ruộng được thực hiện vô cùng nhanh chóng. Việc cày lật đất có thể hoàn thành nhanh hơn gấp nhiều lần so với dùng sức kéo của trâu, hay làm thủ công.

Quá trình cày đất sau khi hoàn thành lúc này bà con cần phơi ải, sau đó cho nước vào ruộng. Đây là bước quan trọng giúp quá trình làm tơi nhuyễn đất sau đó dễ dàng hơn.

Bừa và trục đất

Với quá trình bừa và trục đất bà con có thể khai thác sức kéo của trâu, bỏ hoặc sử dụng máy móc hiện đại. Cụ thể chính là:

Bừa và trục đất bằng trâu

Sử dụng bộ phận trục, kết hợp với sức kéo của trâu, bò giúp trục đất ruộng nhuyễn ra, bề mặt phẳng trước khi thực hiện công đoạn sạ và cấy lúa.

Sử dụng máy lồng

Thiết bị gắn động cơ có bánh lồng giúp việc trục đất ruộng hoàn thành thời gian nhanh chóng hơn rất nhiều. Lồng trục đất, đồng thời giúp càn để mặt ruộng phẳng hơn.

San bằng đất trên ruộng

San ruộng trước khi gieo sạ, hay cấy lúa là bắt buộc giúp cây lúa sinh trưởng tốt, tránh tình trạng chết do ngập nước, hoặc quá khô hạn. Việc san bằng đất trên ruộng trồng chúng ta có thể áp dụng 2 cách cơ bản là:

  • Khai thác sức kéo của trâu, bò: bộ phận gạt được gắn ở phía sau, sử dụng sức kéo cảu trâu để càn cho đất bằng phẳng hơn.
  • Sử dụng máy san đất:  máy kéo được gắng bộ phận gạt phía sau giúp san đất từ khu đất cao về khu đất trũng nhanh và tiện lợi hơn. Việc san ruộng hoàn thành trong thời gian ngắn, không tốn quá nhiều sức lực.

Đánh đường nước trong ruộng

Ruộng sau khi đã được san bằng phẳng tương đối song vẫn không tránh được những vũng nước còn tồn tại. Lúc này, việc đánh đường nước giúp chắt loại bỏ hết nước trong ruộng để quá trình trồng lúa cây có thể phát triển đều, khỏe mạnh.

  • Tạo đường dẫn nước: đường dần nước này sẽ được tạo xung quanh ruộng bằng cách đào mương nhỏ chiều rộng tiêu chuẩn khoảng 20 – 30cm, độ sâu khoảng 25 – 30cm. Yêu cầu với đường dẫn nước này phải nối với hệ thống tưới tiêu nước.
  • Sau khi tạo được các đường dẫn nước thì lúc này cần nối chúng với vị trí vũng nước còn xuất hiện trên ruộng. Việc vắt kiệt nước trong ruột sẽ được tiến hành hiệu quả. Khi ruộng cạn nước thì gieo sạ lúa mới có thể tiến hành được. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp trồng lúa không cần làm cho ruộng cạn nước.

Áp dúng đúng kỹ thuật làm đất sạ lụa hiệu quả, việc canh tác cây lúa sẽ diễn ra thuận lợi, thu về năng suất cao. Với một nước thuần nông như nước ta thì đây là những kiến thức cơ bản mà bất kỳ bà con nông dân nào cũng cần nắm rõ.

Phân bón Good Hoa Kỳ – Từ thấu hiểu đến hành động – Kiến tạo giá trị nông nghiệp cùng Nhà Nông!

 Cần hỗ trợ bất kỳ thông tin gì về việc chọn phân bón cho cây trồng, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua các phương thức sau đây để được tư vấn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Lô 101A, Đường số 1, KCN Thái Hòa, X. Đức Lập Hạ, H. Đức Hòa, T. Long An
  • Hotline: 0986 834 111
  • Email: info@goodhoaky.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/GOOD.HOAKY.JSC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *